Canada | |||
---|---|---|---|
Canada (tiếng Anh) | |||
|
|||
Vị trí Canada (màu xanh) tại Bắc Mỹ
|
|||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến Dân chủ nghị viện[3] | ||
Quân chủ | Elizabeth II | ||
Toàn quyền | Julie Payette | ||
Thủ tướng | Justin Trudeau | ||
Chánh tư pháp | Beverley McLachlin | ||
Lập pháp | Quốc hội | ||
Thượng viện | Thượng viện | ||
Hạ viện | Hạ viện | ||
Thủ đô | Ottawa 45°24′B 75°40′T |
||
Thành phố lớn nhất | Toronto | ||
Địa lý | |||
Diện tích | 9.984.670 km² 3.854.085 mi² (hạng 2) |
||
Diện tích nước | 8,92 (891.163 km2/344.080 mi2) % | ||
Múi giờ | UTC−3,5 tới −8; mùa hè: UTC−2,5 tới −7 | ||
Lịch sử | |||
Độc lập từ Anh
|
|||
1 tháng 7 năm 1867 | Liên bang hóa | ||
11 tháng 12 năm 1931 | Quy chế Westminster | ||
17 tháng 4 năm 1982 | Đạo luật Canada | ||
Dân cư | |||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh và tiếng Pháp | ||
Sắc tộc | Theo chủng tộc: 74.3% gốc châu Âu 14.5% gốc châu Á 5.1% gốc bản địa 3.4% gốc Caribe và Mỹ Latinh 2.9% gốc châu Phi 0.2% gốc châu Đại Dương |
||
Tôn giáo | Theo tôn giáo 67.2% Kitô giáo 23.9% Phi tôn giáo 3.2% Hồi giáo 1.5% Hindu giáo 1.4% Sikh giáo 1.1% Phật giáo 1.0% Do Thái giáo 0.6% Khác |
||
Dân số ước lượng (2014) | 35.344.962[4] người (hạng 37) | ||
Dân số (2011) | 33.476.688[5] người | ||
Mật độ | (hạng 228) 8,3 người/mi² |
||
Kinh tế | |||
GDP (PPP) (2013) | Tổng số: 1.518 tỷ USD[6](hạng thứ 13) Bình quân đầu người: 43.146 USD[6] (hạng 9) |
||
GDP (danh nghĩa) (2013) | Tổng số: 1.825 tỷ USD[6](hạng 10) Bình quân đầu người: 51.871 USD[6] (hạng 10) |
||
HDI (2011) | ![]() |
||
Hệ số Gini(2005) | 32,1[8] trung bình | ||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Canada ($) (CAD ) |
||
Thông tin khác | |||
Tên miền Internet | .ca | ||
Mã điện thoại | +1 | ||
Cách ghi ngày tháng | nn-tt-nnnn, tt-nn-nnnn, vànnnn-tt-nn (CE) | ||
Lái xe bên | Phải |
Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/, tiếng Pháp: [kanadɑ]) hay Gia Nã Đại (加拿大)[9], là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm mười tỉnh bang và ba vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ liền kề; về phía tây bắc, Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.
Nằm phía bắc của Bắc Châu Mỹ, trải dài từ đại tây dương sang thái bình dương, sự đa dạng về địa lý, sinh thái, thảm thực vật và địa hình nơi đây đã tạo cho đất nước này nhiều cảnh quan đẹp và thơ mộng. Tham quan thác Niagara hùng vĩ, ngắm bầu trời ở thị trấn Yellow knife, đón bình minh trên dãy núi tuyết Kananaskis hay trải hồn trên những cánh đồng Hoa hướng dương ở Saskatchewan, bạn sẽ thực sự bị Canada mê hoặc bởi những cảnh đẹp mà không thể có ở nơi nào khác trên thế giới.
Hoa hướng dương ở Saskatchewan- Canada
Lá phong đỏ trên cờ Canada có hình một vì sao hay đôi cánh bướm, đổi màu theo mùa và rụng lá vào cuối thu. Các rừng phong và là hình ảnh tiêu biểu cho thiên nhiên Canada bao la tươi đẹp, thanh bình.
Quá trình hình thành và sự nhập cư của các dân tộc trên khắp thế giới đã tạo nên một đất nước đa văn hoá và giàu truyền thống. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích phát triển văn hoá, nghệ thuật đương đại của chính phủ ngày càng làm cho đời sống tinh thần nơi đây sung túc hơn. Tại Canada, những người đang sinh sống và đến tham quan có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn công trình kiến trúc, bảo tàng nghệ thuật trên khắp đất nước để cùng khám phá và tìm hiểu hàng triệu kiệt tác của các nghệ sĩ Canada và trên toàn thế giới.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia vào các lễ hội nghệ thuật và văn hoá diễn ra quanh năm nơi đây để cùng hoà mình vào cuộc sống sôi động và ấm áp của người dân Canada. Lễ hội Hoa Tulip ở Ottawa, lễ hội di sản Heritage Festival, lễ hội hương vị Edmondon, cuộc thi bắn pháo hoa Celebraton of Light … là những buổi tiệc văn hoá mà bất cứ ai đến Canada đều không thể bỏ qua.
Lễ hội hoa tulip ở thủ đô Canada – Ottawa
Khi đến Canada, người nước ngoài đều có chung một nhận xét rằng người dân Canada là những người trung thực, lịch sự, thân thiện cởi mở, có sức khỏe, có giáo dục và đặc biệt là có thái độ trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường. Không khí thanh bình êm ả trong nhịp sống xã hội, trong thiên nhiên rộng mở và trong quan hệ con người là một sắc thái rất rõ rệt trong cuộc sống ở Canada. Đó là những kết quả tất yếu của một miền đất bao la giàu có và một xã hội cố gắng tạo các điều kiện cho con người được phát triển và được bảo vệ.
Sự tử tế của người Canada giống như dầu hỏa đối với Ả Rập Saudi và có lẽ là phần còn lại của thế giới nên học hỏi phần nào. Các nhà khoa học vẫn chưa thực sự phân tích nét tính cách này của người Canada, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người Canada, có lẽ vì không muốn làm tổn thương người khác nên dùng rất nhiều cách diễn đạt khách sáo như “có thể” hay “không tệ”. Và từ ngữ mà người Canada dùng thường xuyên nhất là: “sorry”.
Giao thông ở Toronto và Montreal có lẽ rất tệ nhưng “hầu như bạn sẽ không bao giờ nghe một tiếng còi xe kể cả trong những tình huống bị kẹt xe mệt mỏi nhất”, ông Jeffrey Dvorkin, một giáo sư dạy báo chí Canada tại Đại học Toronto cho biết. Bóp còi xe ở Canada được xem là hung hăng không cần thiết.
Báo chí Canada đầy những câu chuyện về sự tử tế của đất nước và con người Canada.
Giao thông ở thành phố lớn nhất Canada – Toronto
Chẳng hạn như tờ thời báo SBTN News tường thuật rằng ở Edmonton, một sinh viên luật có tên là Derek Murray đã bật đèn pha xe hơi suốt ngày. Khi anh ta trở lại, anh ta thấy pin xe cạn và một lời nhắn để lại trên kính chắn gió: “Tôi thấy anh để đèn xe suốt. Có lẽ xe không đủ pin để khởi động máy. Tôi để lại ở đây một cái sạc pin bên trong hộp cac-tông bên cạnh hàng rào.”
Ở Ontario, một tên trộm gửi trả lại món đồ mà hắn đã trộm kèm với 50 đô la đính kèm với một bức thư xin lỗi: “Tôi không thể nói thành lời tôi hối lỗi đến mức nào. Hãy mở rộng tấm lòng tha thứ cho kẻ lạ mặt đã gây hại cho quý vị.”
Điều gì đã làm cho người Canada luôn khiêm nhường và lịch thiệp như vậy?
Ông Taras Grescoe, một nhà văn ở Montreal, tin rằng nó là nhu cầu của người Canada. “Chúng tôi có dân số ít trải rộng trên một lãnh thổ quốc gia lớn thứ hai trên thế giới,” ông nói. “Chúng tôi luôn biết rằng để sinh tồn thì chúng tôi luôn phải để mắt canh chừng cho nhau. Một bà lão bước trên đường, một thiếu niên tại trạm chờ xe buýt quên đem theo khăn choàng khi tiết trời xuống dưới âm 5 độ. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhau thay vì hung hăng đối với nhau.”
<Sưu tầm và tổng hợp từ tài liệu>
Đăng lúc Tháng Tám 30, 2018